image banner
Đổi mới công tác thanh tra giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
Thanh tra giáo dục có vị trí quan trọng trong việc đảm bảo nề nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng giáo dục của toàn ngành. Thời gian qua, Thanh tra giáo dục có nhiều đổi mới theo Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 9/5/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục, Thông tư số 39/2013/TT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ngày 04/12/2013 hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục. Hoạt động thanh tra giáo dục đã chuyển mạnh từ thanh tra nặng về chuyên môn sang thanh tra quản lý nhằm tác động vào cả hệ thống. 

Thanh tra giáo dục có vị trí quan trọng trong việc đảm bảo nề nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng giáo dục của toàn ngành. Thời gian qua, Thanh tra giáo dục có nhiều đổi mới theo Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 9/5/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục, Thông tư số 39/2013/TT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ngày 04/12/2013 hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục. Hoạt động thanh tra giáo dục đã chuyển mạnh từ thanh tra nặng về chuyên môn sang thanh tra quản lý nhằm tác động vào cả hệ thống.

Để tiếp tục chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giáo dục, Bộ GD&ĐT đã ban hành Chỉ thị số 5972/CT-BGDĐT ngày 20/12/2016 về việc tăng cường công tác thanh tra giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Thông báo số 47/TB-BGDĐT ngày 23/01/2017 về Kết luận của Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng tại Hội nghị công tác thanh tra giáo dục toàn quốc tổ chức ngày 19/12/2016.

Ngày 12/9/2017, Sở GD&ĐT đã ban hành Kế hoạch số 1779/KH-SGD&ĐT thực hiện Chỉ thị số 5972/CT-BGDĐT và Thông báo số 47/TB-BGDĐT. Kế hoạch đã xác định nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu của ngành để tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; là căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục các cấp và các cơ sở giáo dục triển khai, tổ chức thực hiện Chỉ thị số 5972/CT-BGDĐT và Thông báo số 47/TB-BGDĐT của Bộ GD&ĐT. Theo Kế hoạch, những nội dung trọng tâm gồm:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác thanh tra đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành đối với công tác thanh tra. Từ đó tạo sự đồng thuận, cộng tác, tuân thủ, hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra.

- Tiếp tục kiện toàn cơ cấu tổ chức, nhân sự làm công tác thanh tra. Đảm bảo đội ngũ cán bộ thanh tra Sở GD&ĐT đủ về số lượng, có chất lượng, ổn định; sắp xếp, bố trí hợp lý để hoàn thành nhiệm vụ được giao, đảm bảo các vị trí việc làm tối thiểu theo quy định.

- Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong ngành. Tổ chức thực hiện nghiêm túc Kế hoạch 1266/KH- SGDĐT ngày 19/6/2017 của Sở GD&ĐT triển khai thực hiện Kết luận 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” trong ngành giáo dục tỉnh Nghệ An.

- Đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra: Xây dựng Kế hoạch và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo hướng tinh giản (số lượng, nội dung, quy mô tổ chức) nhưng có hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm; không thanh tra toàn diện nhà trường và hoạt động sư phạm nhà giáo; có thể thanh tra, kiểm tra nhiều nội dung tại một đơn vị hoặc thanh tra một số nội dung tại nhiều đơn vị. Nội dung kế hoạch thanh tra, kiểm tra căn cứ 9 nhiệm vụ, 5 giải pháp chủ yếu của ngành, trong đó cần tập trung vào những nội dung sau: Việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo, quản lý giáo dục; bồi dưỡng, tập huấn giáo viên; đạo đức nhà giáo; thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; thực hiện quy chế chuyên môn; dạy thêm học thêm, thu chi tài chính trái quy định; việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà trường và tổ chức dạy học…;kịp thời tiến hành thanh tra đột xuất khi cần thiết. Tổ chức thanh tra, kiểm tra đúng quy trình quy định, kết luận rõ ràng, xử lý nghiêm các vi phạm. Thực hiện việc công khai kết luận thanh tra nhằm tác động vào cả hệ thống. Đẩy mạnh việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra theo đúng quy định tại Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định việc thực hiện kết luận thanh tra. Tăng cường phối hợp với cơ quan thanh tra nhà nước trong việc xây dựng kế hoạch, tiến hành thanh tra và xử lý sau thanh tra có hiệu quả, tránh chồng chéo.

Cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục tăng cường các điều kiện bảo đảm về kinh phí, vật chất, phương tiện cho hoạt động thanh tra; tăng cường phối hợp với cơ quan thanh tra nhà nước trong việc xây dựng kế hoạch, tiến hành thanh tra và xử lý sau thanh tra. Thực hiện tốt công tác truyền thông để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác thanh tra đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành. Người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục tổ chức cập nhật thông tin phản ánh những sai phạm, tiêu cực trong công tác quản lý, công tác dạy và học trên địa bàn, tại đơn vị trên các phương tiện thông tin đại chúng; xác minh, xử lý và trả lời kịp thời theo thẩm quyền; thông báo kết quả, triển khai, công bố kết luận thanh tra theo quy định.

Bích Hạnh - Thanh tra Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An